Tìm việc làm thêm cho sinh viên: Cơ hội và lời khuyên

02/05/2024

Nhận thấy nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên ngày càng cao, Cổng việc làm trường Đại học Công nghệ Miền Đông sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề này. Bài viết hướng đến chia sẻ những cơ hội cũng như đưa ra 1 số lời khuyên cho sinh viên trong quá trình tìm việc. Mời các bạn cùng đón xem.

/tim-kiem-viec-lam-them-ch-sv

I. Cơ hội tìm việc làm thêm cho sinh viên

Với thị trường lao động hết sức rộng mở như hiện nay, những lao động trẻ dễ dàng tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp.

1. Đa dạng lĩnh vực ngành nghề

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội đã mở ra thêm rất nhiều ngành nghề mới, thu hút sự quan tâm của người lao động. Giờ đây, người trẻ có thể thử sức ở rất nhiều lĩnh vực để sớm tìm ra định hướng đúng đắn cho bản thân. Một số lĩnh vực nổi bật có thể kể đến như:

- Giáo dục

- Dịch vụ nhà hàng và ăn uống

- Kinh doanh, buôn bán

- Chăm sóc khách hàng

- Công nghệ thông tin

- Truyền thông, sáng tạo...

2. Hình thức làm việc linh hoạt

Song song với sự gia tăng của các ngành nghề, hình thức làm việc cũng được mở rộng linh hoạt hơn. Người lao động giờ đây hoàn toàn có thể làm việc online hoặc kết hợp giữa online và offline tùy theo dạng công việc. Điều này mang đến lợi ích rất lớn cho lao động trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi tính chất linh động, phù hợp với việc vừa học vừa làm.

3. Mức thu nhập hấp dẫn

Bên cạnh việc trau dồi kinh nghiệm thực tế thì các công việc làm thêm cho sinh viên còn giúp kiếm thêm thu nhập. Tùy vào mỗi ngành nghề/ lĩnh vực/ vị trí khác nhau mà mức lương được nhận của mỗi người cũng sẽ không đồng nhất. Tuy nhiên nếu cân đối tốt thời gian, các bạn trẻ hoàn toàn có thể có được mức thu nhập đáng mơ ước ngay từ sớm.

II. Lời khuyên cho sinh viên khi tìm việc làm thêm

Đi kèm với những cơ hội kể trên, quá trình tìm việc làm thêm của người trẻ cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Đó có thể là sự mất cân bằng trong cuộc sống, mức cạnh tranh cao, việc làm trái ngành hay thậm chí là tình trạng lừa đảo dưới nhiều hình thức. Vậy, làm cách nào để chúng ta hạn chế được những rủi ro đó?

1. Xác định rõ mục đích làm việc và định hướng nghề nghiệp tương lai

Sai lầm mà sinh viên hay mắc phải đó là thấy người khác làm cái gì là mình bắt chước làm theo. Ví dụ thấy bạn này đi dạy gia sư thì mình đi dạy cùng, bạn kia buôn bán thì mình cũng muốn kinh doanh... Điều này khiến các bạn trẻ trở nên mất phương hướng, tốn cả thời gian lẫn công sức mà không thu lại thành quả.

Vậy nên điều quan trọng nhất mà sinh viên cần phải xác định đó là mục đích làm việc và định hướng phát triển trong tương lai. Chỉ có vậy thì việc nhận job gì, làm như thế nào, làm trong bao lâu,... mới dễ hơn. Đồng thời, bản thân người lao động cũng nhận được những kết quả xứng đáng hơn.

2. Tìm hiểu kỹ càng về công việc

Trước khi làm bất cứ việc gì, ta đều cần tìm hiểu, nghiên cứu thật kĩ về nó. Điều này giúp người trẻ chủ động hơn trong công việc, dễ dàng lường trước những sự việc có thể xảy ra để định hướng phương án giải quyết phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu trước bản chất công việc sẽ giúp sinh viên linh động khi sắp xếp lịch trình cá nhân, cân bằng giữa học và làm. Từ đó, phát triển và hoàn thiện bản thân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

3. Chuẩn bị hồ sơ chỉn chu

Kể cả tìm việc full-time hay tìm việc làm thêm, bạn đều cần chuẩn bị hồ sơ xin việc thật chỉn chu. Việc này sẽ giúp bạn dễ lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn. Đồng thời thể hiện bản thân là người cẩn thận, chu toàn trong công việc.

Tùy vào yêu cầu của mỗi nơi, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra list những giấy tờ cần thiết. Bạn có thể tham khảo 1 số giấy tờ cần có như:

- Sơ yếu lý lịch

- CV

- Đơn xin việc

- Bản sao công chứng các giấy tờ liên quan (CCCD, bằng cấp, chứng chỉ,...)

- Giấy khám sức khỏe...

Nếu vẫn phân vân chưa biết cách nào làm CV nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn hãy ghé qua JobOKO để tham khảo rất nhiều mẫu CV đơn giản được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhé.

4. Cân đối quỹ thời gian của bản thân

Việc cân đối quỹ thời gian khi tìm việc làm thêm là rất quan trọng bởi sinh viên vẫn còn phải đi học. Nếu không thể cân bằng giữa học và làm, người trẻ rất dễ rơi vào trạng thái mông lung. Thậm chí có trường hợp bỏ học chỉ vì làm thêm quá bận rộn. Điều này là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong tương lai của bản thân người đó. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cho mình 1 công việc làm thêm nhé.

Trên đây là những chia sẻ về cơ hội cũng như lời khuyên dành cho các bạn sinh viên khi tìm việc làm thêm. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để hoàn thiện và phát triển hơn trong sự nghiệp.